Những cuộc đối thoại với dòng sông (Tuoitreonline)-18 Apr 2012

The work of four artists are on display at the Goethe Institution’s exhibition ‘Riverscapes in Flux’, which is being held in Hanoi and will travel to Ho Chi Minh City in May, and then on to other Southeast Asian countries.

Lost sandals

Nguyen Thi Thanh Mai, from the central city of Hue, reflected upon the destiny of the poor in furious floods by finding 500kg of lost sandals along the Huong River and Tam Giang Lagoon over three consecutive years.

The sandals lying quiescently on wood boxes are of various styles, including foam rubber sandals, which were found floating along the river banks and covered with moss or even seed sprouts.

“The worn-out sandals are attached to the tattered central residents who regularly have to struggle with devastating floods to exist. The lost sandals stand for the human condition in natural disasters. When I was 16, the historic flood of 1999 swept away several people, creating an unforgettable memory for Hue residents,” Thanh Mai said.

After collecting the shoes, Thanh Mai and her assistants clean the sandals and put them in wooden boxes to form a big wall, a link to the destiny of the poor in natural disasters.

River scars

“After setting foot in the Mekong Delta, my eagerness was replaced by disappointment. In my imagination, it is a happy land, where people live in harmony with nature. But the truth is that our boat had to stop every five minutes so we could remove garbage hanging around the propeller. The entire river gave off a stinking smell due to rubbish and animal carcasses,” said Luong Hue Trinh as she began her story.

Her artwork is a sound installation including the sorrowful tunes of Don ca tai tu (southern amateur music). All were directly recorded within one month in the southern Mekong Delta region. Trinh also lists the names of those who have died due to natural disasters over the last five years.

“It might be time for human beings to suffer consequences for polluting and spoiling the natural environment,” she said.

Phan Thao Nguyen started her project two years ago when she departed for the US to study. Her story is about the impact of economic development on cultural life in the Mekong Delta.

“Since people from Saigon came to invest in seafood processing plants, local fishermen have lost their traditional job and have left the rivers to become workers in the plants.”

Nguyen The Son’s work, Nui lien nui, song lien song (Mountain to mountain, river to river) creates an obsession over the images of the Red River writhing under the operation of hydropower plants and the release of industrial waste. Each word in the work’s name is written in calligraphy that is gold-plated and put in a formal frame. However, under the frames are photos of the depleted Red River.

“The region is spotted with dead ponds, industrial wastewater is being discharged directly into the river, and plants cannot spring up. There is only the ‘stinging’ green of banana trees, which are planted by Chinese who have come to rent the land for the cultivation,” Nguyen The Son shared.

Không chỉ là câu chuyện của sông Hồng, sông Hương, Sông Cửu Long… những tác phẩm nghệ thuật còn là câu chuyện về cuộc đời, của những đổi thay văn hóa.

Không đợi đến khi diễn ra triển lãm “Phong cảnh sông nước biến đổi”, cả 4 nghệ sĩ là Phan Thảo Nguyên, Lương Huệ Trinh, Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Thị Thanh Mai đã có những tìm kiếm, khảo sát và nghiên cứu cho đề tài nghệ thuật của mình từ nhiều năm trước. Và thật ngẫu nhiên, những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của họ cùng gặp nhau tại một triển lãm về biến đổi của những dòng sông đang diễn ra tại Hà Nội. Không chỉ là câu chuyện của sông Hồng, sông Hương, Sông Cửu Long… những tác phẩm của họ còn là câu chuyện về cuộc đời, của những đổi thay văn hóa. Nằm gọn trong không gian của phòng trưng bày tại Viện Goethe, Hà Nội, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai- Giảng viên trường Đại học Nghệ thuật Huế là 500 kg dép cũ được đựng trong những sọt gỗ, xếp chồng lên nhau. Tác phẩm là kết quả của hành trình 3 năm đi dọc bờ sông Hương, đến Phá Tam Giang, đến cồn Tè thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để khám phá và tìm hiểu về cuộc sống con người bên dòng sông. Ngay lập tức, người xem sẽ nhìn thấy những dấu vết mòn, vẹt hay sờn rách trên những chiếc dép đó. Tự bản thân những chiếc dép này sẽ kể lại những số phận, thân phận con người qua những trận lụt. Chia sẻ về tác phẩm của mình, nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai nói: “Tác phẩm này tôi lấy cảm hứng ban đầu là năm 1999, lúc đó em 16 tuổi. Đó là khi tôi cùng trải qua trận lũ cùng gia đình. Cảnh tượng tan hoang của trận lụt ấy để lại trong lòng người dân Huế những kí ức rất khó quên. Từ đó, tôi quyết định thu gom những vật còn sót lại sau trận lụt như: giày, dép.. Trong quá trình nhiệm trú tại khu vực sông Hương- Huế, tôi nghiên cứu dọc theo con sông Hương, với những địa điểm dòng sông Hương sẽ tập kết rác thải sau những trận lụt. Đó là khu vực cồn Tè, Thị Xã Hải Dương, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Cũng là những phản ánh thực tế về những dòng sông, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn lại thể hiện cách nhìn của mình bằng những chiêm nghiệm của nghệ thuật thị giác. Tên tác phẩm – từng chữ một – được viết theo lối thư pháp, thếp vàng và đóng vào những cái khung trang trọng. Nhưng, ở dưới khung cảnh vàng son đó là hình ảnh con sông Hồng – nơi đầu nguồn chảy vào đất Việt – đang cạn trơ đáy. Con sông oằn mình dưới tác động của thủy điện, của rác thải nhà máy nay trở nên trơ trọi, im lìm dường như không còn sức sống. Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết: “Tác phẩm của tôi đem đến một cảm giác tương đối sốc về mặt thị giác. Con sông Hồng trong kí ức của nhiều người là con sông cuồn cuộn sóng gắn liền với những ánh văn thơ mộng. Thế nhưng bây giờ, khi tôi đi dọc con sông lại thấy khác. Vào mùa khô, nhiều chỗ có thể bước được qua nơi đầu nguồn. Sự biến đổi của con sông này không theo một quy luật nữa. Mùa khô cạn hơn nhiều và mùa lũ thì nước đổ về ào ạt hơn. Tôi mong muốn, mọi người phải nhìn con sông Hồng như một thực thể sống. Mọi người phải đối xử với nó như một thực thể có đầu có cuối”.

Mỗi dòng sông đều mang trong mình nó bao kí ức. Kí ức về cuộc sống con người, cả sự bồi đắp và mất mát. Rồi những số phận con người khi gắn liền với dòng sông, họ cũng để lại bao dấu ấn và làm cho diện mạo của dòng sông ngày càng thay đổi, nhiều mạch sống đã vỡ vụn dưới tác động của sự phát triển kinh tế, môi trường và thủy điện… Nghệ sĩ Trần Lương- chỉ đạo nghệ thuật của Dự án nghệ thuật văn hóa sinh thái quốc tế về phong cảnh sông nước ở Đông Nam Á nhận xét: “Dự án này có sự khác biệt so với các dự án về bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bình thường. Thường mọi người hay sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật để thể hiện thông điệp xã hội, thông điệp môi trường. Với dự án này, chúng tôi nghĩ là các nghệ sĩ trẻ đã khá thành công khi đưa nghệ thuật hàn lâm ở mức độ cao, có tính khái niệm, có tính nghệ thuật và khiến cho mọi người xem có thể hiểu theo nhiều tầng, cấp độ tùy theo vốn hiểu biết của họ”. Góp thêm tiếng nói vào chương trình hành động bảo vệ môi trường của các tổ chức xã hội, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trong khuôn khổ dự án nghệ thuật văn hóa sinh thái quốc tế về phong cảnh sông nước ở Đông Nam Á đã đem lại cho người xem nhiều suy nghĩ và băn khoăn về những hành xử của con người trong việc bảo vệ môi trường, sự cân đối giữa phát triển kinh tế và đảm bảo tính bền vững… Triển lãm “Phong cảnh sông nước đang biến đổi” hiện đang có mặt tại Hà Nội, sau đó sẽ vào Thành phố Hồ Chí Minh và triễn lãm tới các nước Đông Nam Á trong thời gian tới.

Comments are closed.