The Happy Family and, Always and Every- where, the “Empty Orchestra”… – Veronika Radulovic 2012
There was once a time when hardly anyone in Hanoi could imagine an international commercial advertising space with colorful flickering neon signs. Let alone think that it could not only cost money but even earn a lot of money. Hanoi seemed calm, rather colorless and quiet. Until the early 90s, the cityscape was dominated by hand- painted posters and text panels with Party slogans and the ideas of the government for a civilized society, which added both color and instruction for the people. “…for new successes…” or “…for an orderly society, and clean and beautiful streets…” they said, and with all these statements the text panels already seemed to very clearly point to possibilities for change, where everyone should be involved. Yes – everyone seemed to be for something, with an uplifting energy noticeable everywhere. All of which was preceded in 1986 by Vietnam’s renewal policy, which has passed into history under the term “Doi Moi”. This indicated an opening to the west, the acceptance of a market-oriented society, as well as the possible acquisition of private property. The collective slogan, visible everywhere, that accompanied these major political reforms in Vietnam, was: We are working on the renovation process, for the wealth of the people, for the prosperity of the country and for an equitable and civilized society. “Day manh cong dien toan cuoc doi moi vi dan Giau. Nuoc manh, xa hoi cong bang van minh” and everyone who read that immediately knew what it meant. For themselves. For their family. Their house. And for the facade facing the street.
The artist Nguyen The Son, born in 1978 in Hanoi, can only vaguely remember this time. He was just 8 years old when the 6th Congress of the Communist Party of Viet Nam promised artists free marketing of their work as well as free choice of topic. He experienced the lifting of the U.S. embargo, which had been in place for 19 years, on 4 February 1994 at the age of 16. A few years later he studied painting at the Academy of Fine Arts in Hanoi, concentrating on silk painting and completing the usual required courses. The assignments: mostly idealized images of the city of Hanoi and of country life. But there was also his personal work. Free work in which he showed us the increasingly visible awakening of Vietnam, such as the multitude of narrow house facades draped with blue-white-red construction tarps – directly next to vague party slogans. Even the titles of his early works, e.g. New Higher Level or Super Conductor, and the tall, narrow format of his images pointed to this upward trend. His conscious perception and visual interpretation of these transformations, the evidence of the “awakening of Vietnam”, has led to his new exhibition “Nha Mat Pho”.
However, Nguyen The Son was and is not just a chronicler of his time. His night photographs of trees, always conceived as closed and extensible series, with emphasis on the processual, and created in conjunction with his photographs on the theme of energy, show, almost ironically, the bundles and branches of the electrical cables. The trees themselves consist of nothing but Light and Shadow. Today, these works seem like the observations of a visionary. A visionary who already in the early days had a sense of the dark side of power and new beginnings, the money, the relationships, who saw the balancing act of political opening in Vietnam; who sees that the brightly colored façade of consumer goods has today become a visible indicator of cultural losses – for which a high price may yet be paid.
The fact that Nguyen The Son often used traditional silk painting for his work emphasized the strangeness of the construction of the high buildings – their ever more elegant facades symbolizing emerging power and energy. And again and again, the construction of a private house was accompanied by the eager opening of a hopefully lucrative business. And while many of the business ideas came with foreign investors, they were in addition also as abundant as the aspirations of the people and their susceptibility to illusions that, yes – decades earlier – had been “cherished”, although under very different circumstances.
Beauty. Every day a new face. Karaoke. Improve your current beauty. Karaoke. Pure beauty. Karaoke. We believe in the form – not the size. Assert your personality. Beauty. Karaoke. We supply natural beauty and always and everywhere karaoke. Karaoke. Karaoke … these are the slogans and illusions that Nguyen The Son shows us in his work today. The advertising slogans appear on the building facades as the concrete poetry of everyday life. The political reform in Vietnam seems to have been caught up in a wave of colorful consumer goods and unattainable desires, like the dream of eternal beauty. But that’s the thing about illusions … although we always feel a bit cheated by them, we still love to believe in them. Everyone wants to be rich and beautiful. A dream of perpetual summer. Have, want, buy. And buy more.
But an endless loop of greed becomes apparent. Four, five or seven stories high? Faster, higher, further… but where to? Who will succeed? Is the new wealth really there for everyone?
The houses with their faces to the street (the Nha Mat Phos) speak clearly. They symbolize the power of money – and yet, every facade has a reverse side. The part you don’t see right away. But everyone recognizes in Nguyen The Son’s title his subtle allusion to the popular continuation of the term “Nha Mat Pho…” and the influential father – political power. Together they form the two main values and safety factors of the new society. The visible power is secured and maintained by the invisible power. This seems obvious, but Nguyen The Son leaves us alone with many open questions. The real differentiation he leaves to us. And everyone knows that this differentiation and political stock-taking is necessary, and yet everyone still believes in eternal youth and a fair society, and that he is ultimately a “creative musician”, enthusiastically received in a beautiful world of illusion between videos and DVDs. And has already provided the sad answer himself: kara – oke, literal translation: the empty orchestra.
Where are the stars and the real heroes of everyday life? With a second, closer look at the relief-like photographs (embossment photos) in Nguyen The Son’s installation we see people passing by on motorcycles. Families, workers, mothers with their children. Outfitted with the products of progress, their movements mirror the tempo of the times, and even the variety of motorcycles testifies to economic change. He places them, barely visible, before a world of colorful and ever more elaborate facades. They appear as small traces that will never match the giant models on the Nha Mat Phos, and yet they transport as industriously as ever their supposed personal happiness. Tinkering with the great reform and often overlooking, in the shadow of the grand facades, that the question of power has long since been decided.
Perhaps this phrase hangs hidden somewhere but still visible:
“Non song Viet Nam co tro nen ve vang hay khong, dan toc Viet nam co duoc ve vang sanh vai voi cac cuong quoc nam chau hay khong, chinh la nho mot phan lon o cong hoc tap cua cac chau….” Whether the land Vietnam will be glorious and the Vietnamese nation will stand together with other powerful nations of the world depends largely on what the children learn.
This gives cause for hope; and happiness – it’s still achievable!
Gia đình hạnh phúc, và “dàn nhạc không người” mọi lúc mọi nơi…
Sinh ra tại Hà Nội năm 1978, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn chỉ có thể biết lơ mơ về thời đó. Khi Đại hội 6 của Đảng cộng sản Việt Nam cho phép cả các nghệ sĩ được tự do tiếp thị tác phẩm của mình cũng như tự do chọn đề tài sáng tác, thì anh vừa lên 8. Ở tuổi 16, vào ngày 4/2/1994, anh chứng kiến việc Mỹ chấm dứt cuộc phong tỏa kéo dài 19 năm liền. Vài năm sau anh vào học họa tại Đại học Mỹ thuật ở Hà Nội và tập trung vẽ lụa. Như thường lệ, anh hoàn tất chương trình học tập bắt buộc. Đầu bài thường là những hình ảnh lý tưởng hóa của thành phố Hà Nội và cuộc sống nông thôn. Nhưng bên cạnh đó cũng có các tác phẩm tự do để qua đó anh cho chúng ta thấy cuộc bùng phát ngày càng hiện rõ ở Việt Nam, ví dụ như vô số mặt tiền hẹp ngang lấp sau bạt dứa xanh-trắng-đỏ trong lúc xây dựng – ngay sát bên các khẩu hiệu của Đảng đang mờ dần. Cả tên các tác phẩm ngày xưa của anh, ví dụ “Tầm cao mới” hay “Siêu truyền dẫn”, và khổ tranh hẹp ngang cực đoan đều nhấn mạnh xu hướng vươn lên. Đó là một cảm nhận hữu thức của Nguyễn Thế Sơn và sự thể hiện thành hình ảnh các biến chuyển mà nhìn vào dấu vết của chúng người ta nhận ra sự bùng phát của Việt Nam, và những dấu vết ấy cũng dẫn chúng ta đến triển lãm mới mang tên “Nhà Mặt Phố“ của anh.
Nguyễn Thế Sơn đã và đang không chỉ là người biên sử cho thời đại của mình. Bên cạnh các bức ảnh chụp về đề tài năng lượng giàu tính châm biếm với những bó dây điện lùng nhùng là loạt ảnh của anh chụp cây cối vào buổi đêm, luôn ở dạng xê-ri trọn bộ và khả biến, song đồng thời nhấn mạnh tính chất phát triển quá độ. Bản thân cây cối chẳng là gì khác ngoài ánh sáng và bóng đen. Hôm nay nhìn lại, dường như những bức ảnh ấy giống như ánh nhìn của một người có tầm mắt vươn xa, vốn ngay từ điểm khởi thủy đã hình dung được mặt trái của quyền lực và sự bùng phát, của đồng tiền, của những mối quan hệ, hay nói ngắn gọn là của sự bấp bênh trong quá trình mở cửa chính trị của Việt Nam. Và đối với con người có tầm nhìn như thế, cái thế giới ảo của hàng hóa phô trương hôm nay đã trở thành đặc tính hiển hiện cho sự mất mát văn hóa mà có lẽ sẽ còn phải trả giá cao.
Nguyễn Thế Sơn thường sử dụng phương tiện tranh lụa truyền thống cho tác phẩm của mình, chính điều này nhấn mạnh sự lạ lẫm của các cấu trúc nhà cao lênh khênh với mặt tiền ngày càng lịch thiệp hơn và ngay trong lúc hình thành đã biểu hiện quyền lực và năng lượng. Và người ta luôn luôn nhận ra một điều: việc xây nhà riêng gắn chặt với kinh doanh hứa hẹn lời lãi. Một mặt, các ý tưởng kinh doanh do các nhà đầu tư nước ngoài đem đến, nhưng mặt khác thì các ý tưởng ấy cũng phong phú như ước nguyện của con người, và sự quỵ lụy của chúng trước những ảo tưởng mà cách đây mấy thập kỷ còn được “chăm chút và nuôi dưỡng“ theo chiều hướng khác hẳn.
Sắc đẹp. Mỗi ngày một khuôn mặt mới. Karaoke. Nâng cao vẻ đẹp hiện tại. Karaoke. Vẻ đẹp thuần khiết. Karaoke. Chúng tôi tin vào dáng chứ không phải kích cỡ. Khẳng định cá tính. Sắc đẹp. Karaoke. Trao bạn nét đẹp mà tự nhiên. Và mọi nơi mọi lúc đều hiện diện Karaoke. Karaoke. Karaoke… đó là các khẩu hiệu và ảo tưởng mà Nguyễn Thế Sơn cho chúng ta thấy trong tác phẩm của mình hôm nay. Các thông điệp quảng
cáo đặt trên mặt tiền các tòa nhà như những vần thơ của cuộc sống thường nhật. Tựa như sự bùng phát chính trị của Việt Nam được tải trên một con sóng của hàng hóa muôn màu và của những ước vọng kỳ thực không thể thỏa mãn được – giống như mong muốn có được vẻ đẹp vĩnh cửu. Nhưng, ảo tưởng là một chuyện không đơn giản… cho dù luôn cảm thấy bị chúng lừa dối nhưng nói cho cùng, chúng ta vẫn muốn tin là chúng có thật. Ai chả muốn đẹp và giàu. Một giấc mơ mùa xuân vĩnh cửu. Chiếm hữu, thèm muốn, tung tiền ra mua. Và mua thêm nhiều hơn nữa. Nhưng: một vòng tham lam luẩn quẩn ngày càng hiện rõ. Bốn, năm hay bảy tầng? Nhanh hơn, cao hơn, nhiều hơn… nhưng mọi sự sẽ đi đến đâu? Ai làm việc đó? Cái giàu xổi ấy có phải dành cho tất cả mọi người?
Nhà Mặt Phố (hay mặt trước của nhà hướng ra đường) có một thông điệp rõ ràng. Chúng là biểu tượng của quyền lực đồng tiền – song có mặt tiền thì phải có phía sau. Là những gì không thấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng đọc đầu đề thì ai cũng hiểu ra ý mà Nguyễn Thế Sơn ám chỉ một cách tinh tế trong vế nối vào khái niệm phổ biến “nhà mặt phố…” – chính là “bố làm to” hay quyền lực chính trị. Hai vế đó hợp lại, biểu thị hai giá trị và nhân tố an toàn lớn của xã hội mới. Quyền lực hữu hình được bảo đảm và gìn giữ bởi quyền lực vô hình. Nghe cũng xuôi tai, nhưng Nguyễn Thế Sơn bỏ mặc ta với nhiều câu hỏi để ngỏ. Anh không làm hộ ta sự phân bạch thực sự. Và ai cũng hiểu rằng sự phân bạch đó và nhãn quan chính trị hiện tại là cần thiết, nhưng ai cũng tiếp tục tin vào tuổi thanh xuân vĩnh cửu và một xã hội công bằng, và tin rằng chính mình là “nhạc sĩ sáng tạo”. Nằm trong vòng vây của một thế giới ảo tuyệt hảo, giữa đống đĩa DVD và video, và tự cho mình câu trả lời buồn thảm: kara-oke, dịch sát từng chữ nghĩa là “dàn nhạc không người”.
Vậy đâu là những ngôi sao và người hùng của cuộc sống thường nhật? Ngắm kỹ hơn các tấm ảnh rập nổi (như phù điêu) trong sắp đặt của Nguyễn Thế Sơn, ta sẽ thấy những hình người đi xe máy lướt qua. Gia đình, mẹ đèo con. Trang bị những sản phẩm tiên tiến và sẽ được coi là tiên tiến, chuyển động của họ nhấn mạnh tốc độ thời đại, và những chiếc xe máy đủ loại khác nhau minh chứng cho sự biến đổi kinh tế. Gần như ẩn dụ, anh gắn họ vào trước các mặt tiền ngày càng phình đại. Trông họ như những vệt nho nhỏ, không bao giờ đọ nổi với hình mẫu lớn tướng trên mặt tiền các ngôi nhà, song vẫn cần cù chuyển tải niềm hạnh phúc riêng tư mà họ vẫn muốn tin vào từ xưa đến nay. Họ vẫn góp tay vào công cuộc kiến thiết vĩ đại và thường không nhận ra trong bóng râm của mặt tiền, rằng câu hỏi quyền lực đã được quyết định từ lâu.
Có thể đâu đó vẫn ẩn một câu nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…”
Câu nói ấy khiến chúng ta tiếp tục hy vọng, và hạnh phúc vẫn còn đó để ta phấn đấu!
Veronika Radulovic