“Street vendors”, “Indochina reliefs”- Phuc Tan Public Art Project 2020 ← Back to the portfolio
Interacting with the context of the project, this installation is a dialogue between the figures of workers, peddlers, porters, farmers, fishermen … in the early 20th century with the Red River water wharf that existed more than 100 years ago. The scene of the boats with long lines of crowds of ordinary workers gathered at the river wharf at the foot of this Long Bien bridge may have become strange and no longer existed in the memory of Phuc Tan people themselves as well as the majority of generation of Hanoians today.
Old black and white photographs of the the silhouettes of workers taken by the French were recreated into mirror-like mirror models as the distant memories of history.
Along with that, the version of two reliefs of Agriculture and Fishery created by the first two painters of Indochina Fine Arts College, Vu Cao Dam and Georges Khanh, in the 30s of the last century about the workers were being reproduced from old photograph archive is as a way of returning and making dialogue with the context of the Red River wharf, with the workers themselves still gathering to the land.
The work is like an open dialogue that evokes reflections on the value of cultural heritages in life and in the arts in while facing changes of history and the new challenges of today’s living.
Tương tác cùng ngữ cảnh của dự án, tác phẩm sắp đặt này là một đối thoại giữa những hình bóng người lao động, những người gánh rong, phu hàng, những người nông dân, ngư dân… thời đầu thế kỷ 20 với chính bến nước sông Hồng đã từng tồn tại hơn 100 năm trước. Hình bóng quang cảnh trên bến dưới thuyền với hàng hàng lũ lũ những người dân lao động bình dị tụ tập nơi bến sông dưới chân cầu Long Biên này cõ lẽ đã trở nên xa lạ và không có trong ký ức của chính những người dân Phúc Tân hay phần đông những người Hà nội thế hệ ngày hôm nay.
Tác phẩm sử dụng hình bóng những người lao động xuất hiện trong những tấm ảnh đen trắng do người Pháp chụp, được tái hiện thành những mô hình gương phản chiếu lấp lánh như những ký ức đẹp đẽ xa mờ của lịch sử.
Cùng với đó, phiên bản 2 tấm phù điêu Nông nghiệp và Ngư nghiệp của 2 hoạ sỹ thế hệ đầu của trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương là Vũ Cao Đàm và Georges Khánh sáng tác vào những năm 30 thế kỷ trước về những người lao động cũng được cố gắng tái hiện từ những bức ảnh tư liệu cũ như một sự trở về và cùng đối thoại với ngữ cảnh bến nước sông Hồng, với chính những người dân lao động vẫn luôn tụ về vùng đất này.
Tác phẩm như một đối thoại mở gợi lên những suy tư về giá trị của những di sản văn hoá trong đời sống cũng như trong nghệ thuật đứng trước những đổi thay của lịch sử cũng như từ những thách thức mới của cuộc sống ngày hôm nay.