Sử đô thị: Chuyện của ‘mông và mặt’-Pháp luật
Nhiều năm qua, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã nhẩn nha đi khắp phố phường Hà Nội, ghi vào trong tâm thức hình ảnh những căn nhà mặt phố, những thay đổi của Hà Nội và đưa nó đến công chúng qua những dự án nghệ thuật độc đáo. Anh gọi công việc đó là dùng nghệ thuật để thức tỉnh mọi người, đây là cách để mọi người đọc sử về phố. Nguyễn Thế Sơn đang hoàn thiện dự án tiếp theo của mình có tên “mông và mặt” nói về sự biến đổi của các nhà tập thể. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với anh quanh công việc thú vị này.
Kể chuyện phố bằng nghệ thuật
. Phóng viên: Tại sao anh lại thực hiện các dự án về phố Hà Nội, mà thực chất là nói chuyện mặt tiền của nhà, của phố?
. Vậy những câu hỏi đó của anh được trả lời bằng nghệ thuật như thế nào?
+ Tôi dùng nghệ thuật đưa thành chuỗi sự kiện theo dạng tín hiệu. Nhiều người vẫn hỏi nghệ sĩ, nhà nghiên cứu xã hội về giải pháp cho những vấn đề của Hà Nội nhưng giải pháp không phải một người đưa ra được, mỗi người chỉ có thể đưa ra một cách, một đường dẫn thì đúng hơn, giải pháp không đúng vĩnh viễn, nó phải luôn luôn thay đổi. Và tôi coi những triển lãm, dự án của mình như một giải pháp, ở đó có những hình ảnh trực quan sinh động, dĩ nhiên tôi chỉ tạo đường dẫn còn cảm nhận thế nào tùy thuộc vào người xem.
Hình ảnh Nhà mặt phố trong dự án cùng tên của họa sĩ Thế Sơn. Ảnh: VIẾT THỊNH
Chuyện của “mông và mặt”
. Anh đang thực hiện một dự án có tên là “mông và mặt”, dự án này đề cập đến cái gì, thưa anh?
+ Đó cũng là câu chuyện sử của đô thị. Trước đó những năm 1980 trong các nhà tập thể của Hà Nội, người càng to thì càng được ở tầng cao hơn. Không ai chức cao mà lại chịu ở tầng một cho người khác ở trên đầu mình. Tuy nhiên, đến khi đất nước mở cửa, tầng một tức là cái mặt mới được coi trọng. Hà Nội bây giờ chẳng mấy ai dùng tầng một để ở cả. Nhà tập thể Hà Nội ngày xưa đều là “mông”, tức là đều ở bên trong nhưng khi có những con đường được mở mới chạy qua thì “mông” đã thành ra “mặt”, tức là ra mặt tiền. Có nơi còn “mông” và “mặt” lẫn lộn.
Bảo tàng sống lưu giữ hồn phố
Hình ảnh người dân ngoại tỉnh mưu sinh trong một triển lãm của Họa sĩ Thế Sơn. Ảnh: VT
. Anh thường làm những dự án nghệ thuật thị giác, tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm. Anh có thể mô tả công việc của mình bằng một tổng kết ngắn gọn không?
+ Tôi là người đi lần đọc lại các lớp lịch sử mà nó in dấu ở trên các mặt tiền sau đó làm thành bảo tàng sống để lưu giữ, để mọi người nhìn vào đó mà ngẫm ra vấn đề. Với tôi, nghệ thuật có hai chức năng, một là để xoa dịu những nỗi đau, hai là để thức tỉnh. Tôi chọn cái thứ hai, tôi không muốn xoa dịu, tôi muốn trần trụi để mọi người nhìn nó theo đúng bản chất của nó.
. Vậy mong muốn đó của anh so với thực tiễn đạt được như thế nào?
+ Qua nhận xét của người xem tại các triển lãm được ghi lại trong các sổ lưu bút, tôi đã thấy có nhiều người giật mình. Có những triển lãm của tôi thu hút hàng ngàn người tới xem. Như dự án Tôi đi tìm ngôi nhà chung nói về sự biến mất của các đình làng trong phố cổ, nhiều người đã giật mình, bị sốc đúng nghĩa, không thể tưởng tượng được trong phố cổ từng có đến gần 70 ngôi đình thờ tổ nghề thì bây giờ phần nhiều đã biến mất, còn lại khoảng 30-40 cái thì không còn nhận ra nữa.
. Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện này.