New higher level – Artvietnam Gallery 2009

Vietnam is one of the fasting growing economies in SE Asia, racing towards a prosperous future like a missile seeking light after centuries of darkness. An unharnessed energy is transforming the very foundation of societal values just as certainly as it is the physical landscape.

Nguyen The Son, Chinese scholar, artist, and a keen observer of life’s vagaries, now offers us a body of work that reflects upon on this maelstrom of change. “I am a young person born in modern Vietnamese society. My memory of my childhood is lined just a little with the Doi Moi (Open Door) renovation policy,” Son, who is 31 years old, observes. “Conflicts emerge when nonstop development is mixed with the culture and the society. A tension emerges between values—those of traditional society and the values of the West, the new, imposed values of perceived progress and internal spiritual values.”

These new values appear rapidly and continuously. For the Vietnamese, as for so many before them who have traveled the same path, this creates a kind of submerged storm of confusion and alienation. So does the constant change toward “the modern” shake society’s very foundation. For Son’s father, a bicycle was an item of great value. In Son’s youth the object of choice was the Honda Dream motorbike, and today they include a Lexus, a million dollar villa, trips abroad, designer clothing—in all, a never-ending stream of material goods.

Where lies value in such a condition of incessant change? What face does it wear? These, in effect, are Son’s questions. After centuries of suffering come rhetorical broadcasts from village megaphones promoting national unity and slogans advocating virtuous ways of living. Amid this cacophony, the Vietnamese now search for new voices of wisdom and insight.

Son attempts to address this problem in society in the series of works here titled “New Higher Level,” that phrase familiar to anyone exposed to official propaganda. “My way in making art is the responsibility of the young generation of artists to make a real new higher level,” Son says, “to try to discover and recognize the real value of life in humans, art, music, and literature.”

Using Chinese ink and natural pigment on silk, the traditional medium of Vietnam, Son paints bamboo scaffolding wrapped in striped construction netting and appears to suggest that the modernization of the country is covering and obstructing a valid, still-living past. Megaphones dangle from concrete light poles hung with a maze of hundreds of wires, the voice of the past suspended by the current of the future.

It is against the background of these questions—questions concerning established and arriving values—that we must view Nguyen The Son’s paintings. In his chosen media and in his imagery we find the very conflicts that beset the Vietnamese psyche today. Socialist megaphones hung from industrial age towers, each done in ghostly grays and blacks and set against a background of traditional landscape, all of it rendered in natural pigment on silk: it is by coming to terms with such works that we understand what NT Son means when he titles this exhibition “New Higher Level.” What is being built in Vietnam today is far more fundamental than anything we see, he tells us. The built environment, indeed, reflects the larger project—that is, the construction of a new Vietnamese identity, a new self. NT Son describes this phenomenon the only way one can—with the precision of the poet or the painter.

Suzanne Lecht- Art Director

Tầm cao mới

Việt nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh ở Đông Nam Á, đang tăng tốc tới một tương lai thịnh vượng như một tên lửa đi tìm ánh sáng sau nhiều thế kỷ trong bóng tối. Nguồn năng lượng được giải phóng đang làm biến đổi đến tận gốc những giá trị xã hội, ngay cả đến phong cảnh thiên nhiên.

 Nguyễn Thế Sơn, người giỏi tiếng Trung, Họa sỹ và là người quan sát tinh tế những biến đổi thất thường của đời sống, nay cống hiến cho chúng ta một tập hợp tác phẩm phản ánh cơn lốc của sự biến đổi này. “Tôi là một người trẻ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Ký ức tuổi thơ của tôi chỉ hơi dính líu một chút với chính sách của thời Đổi Mới”. Sơn, anh thanh niên ba mươi mốt tuổi đời nhận xét: “Xung đột phát lộ khi sự phát triển liên tục xen lẫn với văn hóa và xã hội. Căng thẳng nổ ra giữa những giá trị của xã hội truyền thống và những giá trị của phương Tây, giữa những giá trị mới, được áp đặt về sự tiến bộ ai cũng dễ nhận thấy với những giá trị tâm linh sâu sắc tận bên trong.

 Những giá trị mới này xuất hiện nhanh chóng và liên tục. Đối với người Việt Nam, cũng như với rất nhiều người trước họ đã đi qua một con đường như vậy, điều này tạo ra một cơn bão tràn ngập sự hỗn độn và tha hóa. Sự biên đổi không ngừng để tiến tới “cái hiện đại” cũng thế, nó lay chuyển xã hội đến tận gốc rễ. Đối với thân phụ của Sơn thì một cái xe đạp đã là một vật rất có giá trị. Thời son trẻ của Sơn, mục tiêu của sự lựa chọn là xe máy Honda Dream, còn ngày nay thì phải có xe hơi Lexus, một biệt thự trị giá một triệu đô la, những chuyến đi nước ngoài, quần áo may theo thiết kế – Tất cả một dòng chảy vô tận những hàng tiêu dùng.

 Vậy đâu là giá trị trong điều kiện của sự biến đổi không ngừng như thế? Nó có diện mạo như thế nào?  Những điều này quả thực chính là những câu hỏi của Sơn. Sau nhiều thế kỷ khổ đau này đã có những chương trình phát thanh hoa mỹ từ những cái loa ở làng xã hô hào đoàn kết dân tộc và những khẩu hiệu giáo dục, cổ vũ lối sống đạo đức. Giữa  những âm thanh chối tai này, người Việt nam nay muốn tìm những tiếng nói của sự khôn ngoan đúng mực và suy nghĩ sâu sắc.

 Sơn cố gắng đề cập vấn đề này trong xã hội qua một loạt các tác phẩm ở đây dưới nhan đề “Tầm cao mới”, một từ ngữ quen thuộc với bất cứ ai luôn phải nghe ngôn ngữ tuyên truyền chính thức. “Con đường làm nghệ thuật của tôi là trách nhiệm của thế hệ họa sỹ trẻ muốn thực sự tạo ra một tầm cao mới”, – Sơn nói – “Để cố gắng phát hiện và nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống trong những con người, nghệ thuật, âm nhạc và văn chương”.

 Sử dụng mực nho và chất màu tự nhiên trên lụa – Chất liệu truyền thống của Việt nam – Sơn vẽ những giàn giáo bằng tre bao bọc trong những tấm vải bạt sợi sọc vằn, dường như ngụ ý sự hiện đại hóa đất nước che khuất và bịt lấp cái quá khứ hiện vẫn đang tồn tại. Những cái loa đung đưa từ những cột đèn bê tông treo giữa mạng lưới chằng chịt hàng trăm dây điện: Tiếng nói của quá khứ bị ngắt quãng bởi dòng chảy của tương lai.

Chính dựa trên cái nền của những câu hỏi này – Những câu hỏi liên quan đến những giá trị đã xác lập và những giá trị sẽ đến trong tương lai – mà chúng ta xem tranh của Nguyễn Thế Sơn. Qua chất liệu anh lựa chọn và hệ thống hình tượng của anh, chúng ta sẽ thấy chính những xung đột này đang tấn công vào tâm thức của người Việt nam ngày nay. Những cái loa xã hội chủ nghĩa treo từ trên những tòa nhà tháp của thời đại công nghiệp, cái nào cũng được vẽ bằng những màu xám và đen như bóng ma, nó tương phản với nền tranh phong cảnh truyền thống, tất cả những cái đó được thể hiện bằng chất màu tự nhiên trên lụa: bằng cách chấp nhận những tác phẩm như thế chúng ta mới hiểu Nguyễn Thế Sơn muốn nói gì khi anh đặt tên triền lãm này là “Tầm cao mới”. Cái đang được xây dựng ở Việt nam hiện nay còn quan trọng hơn nhiều so với bất cứ cái gì chúng ta nhìn thấy. Môi trường đang được xây dựng, thực vậy, phản ánh một đề án lớn hơn – Đó là việc xây dựng một bản sắc Việt Nam mới, một bản ngã mới. Nguyễn Thế Sơn miêu tả hiện tượng này theo cách duy nhất người ta có thể làm – Bằng sự chính xác của một nhà thơ, một họa sỹ.

Suzanne Lecht-Giám đốc Mỹ thuật Art Vietnam

Comments are closed.